Trong trò chơi điện tử Trứng phục sinh (truyền thông)

Mặc dù thông điệp của While Robinett trong Adventure đã dẫn đến cụm từ "trứng phục sinh", những quả trứng phục sinh đã được thêm vào từ các trò chơi trước đó. Quả trúng phục sinh trong trò chơi điện tử được biết đến sớm nhất nằm trong trò Moonlander (1973), trong đó người chơi phải cố gắng hạ cánh một con tàu vũ trụ lên mặt trăng; nếu người chơi bay đủ ngang, họ sẽ đi vào một cửa hàng McDonald's và nếu họ hạ cánh cạnh nó, một phi hành gia sẽ thăm nó thay vì đứng cạnh con tàu.[8] Trò chơi phiêu lưu dạng văn bản đầu tiên, Colossal Cave Adventure (1976), vốn là niềm cảm hứng cho Adventure, có chứa một vài từ bí mật. Một trong số đó là "xyzzy", một câu lệnh cho phép người chơi di chuyển giữa hai điểm trong thế giới của trò chơi.[9] Vào năm 2004, một quả trứng phục sinh hiển thị phần họ của lập trình viên Bradley Reid-Selth đã được tìm thấy trong Video Whizball (1978), một trò chơi dành cho hệ máy Fairchild Channel F.[2] Theo như nghiên cứu của Ed Fries, trứng phục sinh đầu tiên được biết đến trong một trò chơi máy thùng là trong Starship 1 (1977), do Ron Milner lập trình. Bằng cách kích hoạt các nút điều khiển của thùng máy theo đúng thứ tự, tin nhắn "Hi Ron!" sẽ xuất hiện trên màn hình. Fries đã mô tả nó là "trò chơi máy thùng sớm nhất được biết đến mà thoả mãn một cách rõ ràng định nghĩa của một quả trứng phục sinh". Sự tồn tại của quả trứng phục sinh này đã không được công bố cho đến năm 2017, khiến cho Fries nghĩ rằng có thể có những quả trứng phục sinh từ trước đó nữa vẫn chưa được khám phá, vì còn có đến hàng trăm trò chơi máy thùng ra mắt trước Starship 1.[10][11] Fries nói rằng một số thùng máy của Atari đã được bán lại dưới nhãn của Kee Games và bao gồm các thay đổi về phần cứng sẽ khiến cho trò chơi trông khác đi so với phiên bản Atari. Anti-Aircraft II (1975) có bao gồm một cách để chỉnh sửa bảng mạch sao cho các máy bay trong trò chơi xuất hiện như là các UFO ngoài hành tinh. Fries phỏng đoán rằng tính năng này có lẽ là dành cho một bản phát hành của Kee Games. Vì lí do này, và bởi vì nó yêu cầu chỉnh sửa phần cứng, Fries thắc mắc liệu nó có thoả mãn định nghĩa của một quả trứng phục sinh hay không.[11]

Kể từ Adventure, việc các nhà phát triển trò chơi điện tử đặt những quả trứng phục sinh vào trò chơi của họ đã trở thành một lịch sử dài.[12]:19 Hầu hết các quả trứng phục sinh đều là có chủ ý, như một nỗ lực để giao tiếp giao tiếp với người chơi, hoặc như là một cách để trả đũa quản lý vì bị coi nhẹ. Trứng phục sinh trong trò chơi điện tử rất đa dạng về hình thức, từ những cảnh thuần trang trí cho đến những cải tiến mang tính thẩm mỹ làm thay đổi một vài thành phần của trò chơi trong khi chơi. Trứng phục sinh ở trong trò Đế chế nguyên bản là một ví dụ về cải tiến mang tính thẩm mỹ: đạn của máy lăng đá chuyển từ đá thành con bò.[12]:19

Những quả trứng phục sinh trau chuốt hơn thường bao gồm các màn bí mật và phòng của nhà phát triển – là những khu vực bị ẩn giấu trong trò chơi với đầy đủ chức năng. Bên trong phòng của nhà phát triển thùng chúa các trò đùa từ cộng đồng người hâm mộ hoặc nhóm phát triển và không giống như phòng gỡ lỗi ở chỗ chúng được thiết kế một cách rõ ràng để người chơi có thể tìm thấy. Một số trò thậm chí còn bao gồm các trò chơi ngắn dưới dạng trứng phục sinh. Trong trò Day of the Tentacle (1993) của LucasArts, người chơi có thể chơi phiên bản đầy đủ của trò Maniac Mansion (1987) nguyên bản bằng cách sử dụng máy tính cá nhân trong phòng của một nhân vật.[13][14] Phiên bản trên hệ máy AmigaAtari ST của trò chơi năm 1988 Dynamite Düx có chứa một quả trứng phục sinh làm thay đổi thành phần giới thiệu thay thế đồ hoạ mang tính khiêu dâm, với điều kiện là người chơi phải chỉnh sửa mã của trò chơi trong một trình chỉnh sửa thập lục phân.[15]

Một số quả trứng phục sinh khác lại vô tình được tạo ra. Mật mã Konami, một loại mã gian lận, trở thành một quả trứng phục sinh có chủ ý trong hầu hết trò chơi, nhưng bắt nguồn từ trò Gradius (1985) của Konami cho hệ máy Nintendo. Lập trình viên Hashimoto Kazuhisa đã tạo ra mật mã này với mục đích nhanh chóng gỡ lỗi trò chơi bằng cách cho người chơi thêm máu và năng lượng để dễ dàng di chuyển qua lại trong trò chơi. Những loại mật mã này thường sẽ được xoá bỏ ra khỏi trò chơi trước khi nó được phát hành. Tuy nhiên, trong trường hợp của Gradius, Kazuhisa đã quên không loại bỏ mật mã đi và nó đã sớm được người chơi khám phá ra. Sự phổ biến của nó đã truyền cảm hứng cho Konami dùng lại mật mã này và giữ lại nó cho nhiều trò chơi sau này một cách có chủ đích, như là một quả trứng phục sinh.[2][13][16]

Các vấn đề kĩ thuật cũng có thể vô tình tạo ra những quả trứng phục sinh. Jon Burton, nhà sáng lập của Traveller's Tales, đã thông báo rằng những thứ tưởng như là trứng phục sinh trong các trò chơi Sega Genesis, thực ra lại là kết quả của việc sử dụng các mẹo lập trình để khắc phục những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình lấy được giấy chứng nhận nghiêm ngặt của Sega cho các trò chơi đó; bắt tất cả các ngoại lệ trong khi chạy để đưa trò chơi trở lại trạng thái ổn định nhằm lấy được chứng nhận. Ví dụ, đập vào cạnh của đầu máy quay đĩa Sonic 3D Blast (1996) trong khi nó đang ở trong máy chơi trò chơi sẽ chuyển trò chơi về giao diện chọn màn chơi. Burton giải thích rằng đó kết quả của việc xử lý ngoại lệ mặc định với các lỗi xử lý không xác định, chẳng hạn khi kết nối giữa đầu địa và bộ vi xử lý của máy chơi trò chơi.[17]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trứng phục sinh (truyền thông) http://www.2600connection.com/eastereggs/adventure... http://www.jakartaglobe.beritasatu.com/news/buni-y... http://www.cbr.com/comic-book-easter-eggs-archive/ http://www.cbr.com/comic-book-easter-eggs-new-sex-... http://comicbook.com/marvel/2017/04/08/marvel-rele... http://www.cracked.com/article_18984_6-comic-book-... http://www.decodesystems.com/hp45-stopwatch.html http://eeggs.com/items/718.html http://eeggs.com/items/763.html http://www.eeggs.com/